TRƯỜNG THCS KIẾN HƯNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG CHUYÊN ĐỀ “STEM THẬT GẦN GŨI”
Thứ sáu - 25/10/2024 12:24
Giáo dục STEAM là một khái niệm dạy học liên nghành kết hợp giữa nghệ với các môn học STEM truyền thống là: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học. Nó nhấn mạnh việc học tập dựa trên thực hành thay vì theo cách giáo dục truyền thống, kiến thức lý thuyết.
Đây là một phương pháp tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học cũng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một sự chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, với mục đích giúp học sinh hiểu được sự liên quan giữa các khối kiến thức và có thể vận dụng tốt vào thực tế. Với những cách phát triển hiệu quả STEAM đã được áp dụng ở rất nhiều các trường học trên thế giới và ngày nay giáo dục steam đã có mặt tại Việt Nam. Nhưng nhiều ở Việt Nam vẫn chưa hiểu STEAM là gì và sự khác khác biệt giữa giáo dục STEAM và giáo dục STEM là như thế nào? Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, STEM vừa mang ý nghĩa thúc đẩy các lĩnh vực khoa học, công nghệ, toán học, kĩ thuật vừa thể hiện phương pháp tiếp cận liên môn, phát triển năng lực, phẩm chất của người học. STEM chính là sự điều chỉnh kịp thời của giáo dục phổ thông trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Làm thế nào để đưa giáo dục STEAM vào trong lớp học.
Nhận thấy được tầm quan trọng của ứng dụng STEM trong dạy học, thực hiện nhiệm vụ của năm học 2024-2025, Chiều ngày 22/10/2024, trường THCS Kiến Hưng tổ chức chuyên đề “STEM THẬT GẦN GŨI”do Thầy Hà Lam Sơn – Chuyên gia giáo dục Stem giảng dạy.Đến dự chuyên đề có sự tham gia của ban lãnh đạo cùng các thầy cô giáo Trường THCS Kiến Hưng, Phú Lương, Vạn Phúc, Lê Hồng Phong – Quận Hà Đông, với các trường kết nghĩa THCS Phú Minh, Nam Phong, Hồng Minh, Quang Lãng huyện Phú Xuyên cùng 42 học sinh lớp 7A10 và đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
Mở đầu buổi chuyên đề là phần phát biểu của cô Nguyễn Thị Bạch Loan – Hiệu trưởng nhà trường.
Phần giới thiệu về STEM của Thầy Hà Lam Sơn
Mở đầu Thầy chia sẻ khái quát về giáo dục Stem cho tất cả các thầy cô giáo cùng lắng nghe, qua đó đã cung cấp một cái nhìn tổng quan, dễ hiểu về giáo dục STEM trong bối cảnh công nghệ số. Đồng thời thầy giới thiệu các phương pháp triển khai, giảng dạy mới về giáo dục Stem giúp truyền cảm hứng học tập từ đó khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo trong học sinh.Giáo dục STEM không chỉ dừng ở việc tạo ra các cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm thực tế nhiều hơn so với trước, mà quan trọng hơn đó là đánh thức, nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sáng tạo trong mỗi học sinh vốn là đặc tính tự nhiên của mỗi con người. Giáo dục STEM là một trong những chìa khóa giúp nuôi dưỡng và đào tạo những thế hệ công dân toàn cầu có kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là tư duy sáng tạo trong thời đại mới. Từ đó, giáo viên thấy được sự cần thiết và chủ động áp dụng mô hình này vào trong quá trình giảng dạy.
Tại Chuyên đề này, với mục tiêu giúp các em học sinh tạo ra sản phẩm của chính mình, theo cách nhìn của chính các em. Giúp các em phát huy năng lực sáng tạo, biết cách thể hiện sự độc lập về tư duy, khả năng phản biện và hơn hết là vận dụng linh hoạt những sản phẩm tự tay mình làm ra, Thầy Sơn đã kết hợp tài tình phương pháp chơi – học, dẫn dắt hấp dẫn lôi cuốn học sinh và các thầy cô cùng trải nghiệm tích cực.
Tiết học bắt đầu trong không khí sôi nổi, hào hứng với hoạt động khởi động qua trò chơi: “Hãy bảo vệnhà phi hành đổ bộ xuống Sao Hỏa”
Thầy giáo đã tổ chức các hoạt động nhằm khơi gợi cho học sinh mong muốn khám phá những điều thú vị về kiến thức đã học “Hãy bảo vệnhà phi hành đổ bộ xuống Sao Hỏa”, “Cùng du lịch Biển Chết”. Dưới sự tổ chức tiết học của giáo viên, các em học sinh được cùng nhau nêu đề xuất bản thiết kế và lựa chọn giải pháp chế tạo sản phẩm, cùng nhau thực hành, thử nghiệm đánh giá sản phẩm. Với phong thái đĩnh đạc nhưng vô cùng gần gũi, thầy đã dẫn dắt các em học sinh đến với các nội dung học tập một cách mạch lạc. Tiết học diễn ra sôi nổi với rất nhiều hình thức học tập các bạn nhỏ đã rất hào hứng học tập và chia sẻ tự tin trong mỗi hoạt động. Các bạn học sinh vô cùng thích thú với hoạt động “Chế tạo sản phẩm” có sự hỗ trợ từ thầy cô, cha mẹ. Các em được làm việc theo nhóm, lựa chọn và sử dụng được các nguyên liệu, dụng cụ để làm sản phẩm đúng cách, an toàn, hợp tác được với các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Các em học sinh tích cực, chủ động đóng góp ý kiến để hoàn thiện sản phẩm của nhóm, có ý thức giữ gìn vệ sinh, tiết kiệm nguyên liệu khi làm sản phẩm. Các nhóm đều hoàn thành được sản phẩm theo thiết kế ban đầu của nhóm mình. Mỗi sản phẩm đều đảm bảo các tiêu chí mà thầy trò đã cùng xây dựng. Từ những nguyên liệu rất gần gũi trong cuộc sống như: trứng gà, đường, muối, dầu ăn, nước, túi ni lông, ... các bạn nhỏ được thỏa sức sáng tạo những sản phẩm theo yêu cầu của thầy giáo. Qua đó, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo của mỗi học sinh. Với thiết kế bài giảng chặt chẽ, tiết học được đánh giá cao về sự tự tin của học sinh, nội dung, phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức của giáo viên đã giúp giờ học STEM rõ ràng, tường minh. Với cách truyền đạt thật sáng tạo và hấp dẫn của Thầy Sơn đã giúp đội ngũ quản lý của các nhà trường và giáo viên dự giờ trực tiếp tham gia công tác giảng dạy có được góc nhìn thực tế, tường minh để sẵn sàng tâm thế cho việc triển khai giáo dục Stem trong nhiều hoạt động và đều nhận thấy STEM thật gần gũi, thú vị. Đây cũng là một dịp tốt để giáo viên các trường có điều kiện học hỏi, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Công văn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học (22/5), Ngày Môi trường thế giới (05/6) và tháng hành động vì môi trường năm 2024.