
Chủ nhân của cuốn nhật ký chính là liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Chị sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Tốt nghiệp đại học năm 1996, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường Quảng Ngãi. Ở đó chị được phân công phụ trách một bệnh viện Huyện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Trong vai trò là một nữ bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người, chia sẻ với nỗi đau của người bệnh, chăm sóc thương binh hết lòng. Đến ngày 22/6/1970 trong một chuyến công tác từ vùng núi về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng khi chưa đầy 28 tuổi.
Cuốn nhật ký gồm hai phần chính:
Phần I : Những ngày rực lửa.
Phần II :Những tư liệu ảnh.
PHẦN 1: Những ngày rực lửa
Tuy không phải là một nhà văn nổi tiếng, nhưng với cách viết nhật ký mộc mạc, chân thành Thùy Trâm đã khiến cho người đọc như được quay ngược thời gian, trở về với những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Những trang nhật ký của chị giống như một cuốn phim quay chậm trước mắt chúng ta bao đau thương, mất mát, khó khăn gian khổ khiến người đọc không khỏi xúc động nghẹn ngào. Chị viết “Vừa cấp cứu cho anh, nước mắt mình vừa chảy tràn trên mặt, thương anh vô hạn muốn tìm mọi cách cứu anh nhưng không có cách nào mình như một chiến sĩ hai tay đã bị trọng thương đành nhìn quân thù vũ khí trong tay song đến giết mình”. Chị dành cho thương binh một thứ tình cảm như người thân ruột thịt đã cứu sống biết bao thương binh, cán bộ và nhân dân trong vùng. Nhưng chị cũng đã cắn răng bật khóc, biết bao lần tự dày vò bản thân khi có ca thương binh nặng mà với khả năng và điều kiện bệnh xá địa phương không thể cứu chữa. Người Bác sĩ này đã đứng ra cầm súng bảo vệ cho những thương binh và đã ngã xuống như một người lính vừa rời tay súng. Trong vai trò một nữ Bác sĩ chị luôn yêu thương mọi người, chia sẽ niềm vui với mọi người, đau với nỗi đau của người bệnh, chăm sóc thương binh hết lòng.
Thông qua phần 1 chúng ta đã hiểu rõ hơn những ngày rực lửa và để giúp bạn đọc hiện thực hóa nôi dung trên xin mời các bạn tiếp tục qua phần 2.
PHẦN 2: Những tư liệu ảnh
- Các bức ảnh nữ anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm còn đi học phổ thông, đại học đến những bức ảnh chụp tại nghĩa trang huyện Từ Liêm Hà Nội nơi an nghỉ cuối cùng của anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.
+ Ảnh chụp 1965 tại viện mắt Trung ương Hà Nội và đây cũng là bức ảnh gắn trên bia mộ chị được thể hiện ở trang 283 của quyển sách.
+ Ảnh Đặng Thùy Trâm trong thời gian thực tập y khoa taị Thái Nguyên 01/1962, trang 289.
+ Ảnh Thùy Trâm cùng các đồng đội tại bệnh xá Đức Phổ trang 303.
+ Ảnh Sau khi tốt nghiệp đại học Y Hà Nội nghe theo tiếng gọi của miền nam ruột thịt người con gái Hà Nội ấy đã xung phong vào miền Nam chiến đấu, nơi mà có những người dân nghèo khổ, nơi mà những chiến sĩ của ta đang chiến đấu ác liệt nhất, anh dũng nhất.
Hình ảnh một cô gái Hà Nội sẵn sàng lao vào khói lửa chiến tranh vì không muốn sống hoài sống phí những năm tháng thanh xuân hiện lên sống động, gần gũi với lý tưởng sống đã chọn, chị đã lao vào công việc với một nghị lực phi thường, chị đã lăn xả vào cứu chữa thương binh, chăm sóc bệnh binh, tổ chức cho đơn vị di chuyển thương binh di chuyển địa điểm để chống càn. Đi công tác xuống cơ sở giữa một vùng đất hẹp ngập trời bom đạn và hằn dấu giày của những tên lính xâm lược chị vẫn kiên cường bám trụ trong nhiều năm.
Những năm tháng thanh xuân hào hùng ấy đã được chị ghi lại một cách tường tận, nhật kí Đặng Thùy Trâm không chỉ được Việt Nam đón nhận như một biểu tượng sáng ngời về đức hy sinh, vì tình yêu tổ quốc của người phụ nữ Việt Nam. Mà ảnh hưởng cuốn sách đã vượt qua biên giới, với sự cảm hóa mạnh mẽ vì những trang nhật kí của chị thấm đẫm tình đồng chí, đồng đội.
Cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm không chỉ là tư liệu lịch sử quý giá mà cao hơn tất cả đó là cái giá rất nhân bản của một con người luôn trăn trở, muốn sống xứng đáng như một con người, một nhà cách mạng, một anh hùng. Thùy trâm và thế hệ cầm súng của chị mãi mãi tỏa sáng tuổi 20.
Với cách viết nhật ký chân thành, mộc mạc đầy nhiệt huyết kháng chiến của người con gái tri thức chân yếu tay mềm, đã chinh phục được người lính Mĩ. Góp phần điểm thêm một dấu son chói lọi cho truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng.
Chúng ta là những thế hệ con cháu được thừa hưởng cuộc sống hòa bình độc lập, được sống, học tập và rèn luyện dưới mái trường thân thiện xã hội chủ nghĩa thì những dòng nhật ký trên rất cần thiết với chúng ta, nó như một động lực thúc đẩy giúp chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc ngày một văn minh hiện đại, xứng đáng với sự cống hiến, hi sinh của các bậc cha anh đi trước.
Quý thầy cô và các bạn học sinh hãy đến với thư viện trường THCS Kiến Hưng để tìm và đọc quyển “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” có số ký hiệu STK2- 004611, tôi tin chắc bạn sẽ tìm lý tưởng sống cho riêng mình. Buổi giới thiệu sách đến đây là hết rồi. Chúc sức khỏe quý thầy cô và các bạn. Xin chào và hẹn gặp lại../.