Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01/2022 CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN

Thứ hai - 10/01/2022 16:08

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01/2022 CHỦ ĐỀ: MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN

Thư viện Trường THCS Kiến Hưng
GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01/2022 CHỦ ĐỀ:
MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
1. Lễ Hội mùa xuân. Tác giả Nguyễn Trọng Báu
Thưa các thầy cô giáo và các bạn!
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, trong đại gia đình Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh anh cùng chung sống. Mỗi dân tộc lại có phong tục tập quán sinh hoạt riêng của mình. Vì thế đã góp phần tô điểm cho vườn hoa văn hóa tổ quốc thêm đa dạng và rực rỡ sắc màu.
Nhân dịp đón xuân mới 2022, đón mùa của lễ hội trong năm, nhằm giúp các bạn hiểu thêm về nét văn hóa truyền thống của người Việt cũng như những sắc thái văn hóa của các vùng miền khác nhau trên đất nước, thư viện trường THCS Kiến Hưng xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách “ Lễ hội mùa xuân” do tác giả Nguyễn Trọng Báu biên soạn.
Cuốn sách dày 75 trang, in trên khổ 13x19cm được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản năm 2009. Chỉ với 75 trang sách nhưng cuốn “Lễ hội mùa xuân” đã giúp chúng ta một cái nhìn thu nhỏ về đặc trưng văn hóa của một số dân tộc trên đất nước ta, giúp bạn đọc không chỉ hiểu biết về dân tộc đó, mà còn thêm yêu mến các dân tộc anh em cùng chung sống trong đại gia đình Tổ quốc.
Dân tộc Việt (hay còn gọi là dân tộc Kinh) có rất nhiều ngày tết quan trọng trong một năm như: Tết ông Công ông Táo, Tết Trung thu, Tết Nguyên Đán, tết Hàn Thực, tết Đoan Ngọ…nhưng không phải ai cũng biết hết về các truyền thuyết cũng như ý nghĩa của những ngày Tết này như: Trong lễ cúng ông Công ông Táo thường có những gì?  Tại sao lại có tục xông nhà, mua muối  ngày  tết? Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết? Mâm ngũ quả thường có những gì?...  Cuốn sách nhỏ này sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi trên.
Không chỉ có vậy, trong cuốn sách này tác giả còn giới thiệu nhiều về phong tục tết và lễ hội của rất nhiều các dân tộc khác như lễ hội Ka Tê với lễ Ka Tê tại tháp và lễ Ka Tê tại đền làng của dân tộc Chăm; lễ vào năm mới của dân tộc Khơ Me; Tết cơm mới của dân tộc Ba Na; lễ hội Đâm trâu của các dân tộc Tây Nguyên hay những cái tết quanh năm của dân tộc Giáy…. Bằng lối kể mặn mà, chân thực và lôi cuốn, tác giả đã đưa đến bạn đọc những cảm nhận tinh tế về văn hóa Việt Nam thông qua những lễ hội thắm đượm hồn quê.
2. “Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích ông công ông táo, sự tích cây nêu ngày tết” do tác giả Hoàng Khắc Huyên biên soạn và vẽ tranh
Sự tích bánh Chưng bánh giày
Từ bao giờ, bánh Chưng, bánh giầy đã trở thành thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi khi Tết đến, thể hiện quan niệm về vũ trụ, nhân sinh của người xưa.
Bánh chưng, bánh giầy là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những hạt "ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sức lao động của con người. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.
Bánh chưng, bánh giầy được chế biến từ lúa nếp thơm, một sản phẩm tiêu biểu của nghề trồng lúa nước có từ thời Vua Hùng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, hai sản vật này gắn với câu chuyện huyền sử về lòng hiếu thảo của chàng hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương dựng nước.
Tương truyền, vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã cho vời các hoàng tử lại và truyền rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem cao lương mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.
Các hoàng tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, do mẹ mất sớm, không có người giúp đỡ nên không biết xoay sở ra sao.
      Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp.
Sự tích cây Nêu ngày tết
Nội dung cuốn sách “Cây Nêu Ngày Tết” kể về ngày xưa đất nước bị loài quỷ chiếm đoạt. Con người chỉ được ăn nhờ ở đậu và làm rẽ ruộng đất của quỷ. Con người muốn làm điều gì phải chờ lệnh của quỷ. Có miếng ngon, người phải biếu quỷ trước… Cuối cùng, nhờ có sự mách bảo của Phật, người đã đuổi được lũ quỷ rồi từ đó con người được yên ổn làm ăn. Lũ quỷ van xin, Phật thương tình chấp thuận cho chúng một năm được về thăm viếng phần mộ tổ tiên vào dịp Tết. Để ngăn không cho lũ quỷ bén mảng vào nơi ở, con người đã trồng cây nêu trước nhà vào những ngày này. Câu chuyện là sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc về cây nêu, một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Sự tích ông Công ông Táo
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Ba câu chuyện trên là sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc về cây Nêu, về Táo Quân, về bánh Chưng bánh dày, một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hy vọng cuốn  sách  Lễ hội  mùa  xuân  và cuốn sách Truyện cổ tích Việt Nam: Sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích ông công ông táo, sự tích cây nêu ngày tết này  sẽ giúp các thầy cô giáo và các bạn  học sinh hiểu rõ hơn về phong tục tập quán và lễ hội truyền thống của Việt Nam để từ đó chúng ta sẽ góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Bài giới thiệu sách đến đây đã kết thúc, kính chúc quý thầy cô giáo, các em học sinh có một tuần công tác tốt, học tập tốt.

                                                                                                   Cán bộ Thư viện


                                                                                                 Lê Thị Thu Hương
 
 

Nguồn tin: Thư viện THCS Kiến Hưng:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

2380/QĐ-SGDĐT

Quyết định về việc ban hành quy chế đảm bảo an toàn các hệ thống thông tin

Thời gian đăng: 04/10/2024

Số 625/PGDĐT

Triển khai Quy chế bảo đảm an toàn các hệ thống thông tin ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Thời gian đăng: 04/10/2024

306 - KH

Kế hoạch Hoạt động Tư vấn tâm lý học đường Trường THCS Kiến Hưng

Thời gian đăng: 18/12/2024

Số 262/KH-THCSKH

Báo cáo thường niên năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 23/10/2024

Mẫu 2a

DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY BỒI DƯỠNG BỔ SUNG KIẾN THỨC VĂN HÓA NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA TRONG NHÀ TRƯỜNG

Thời gian đăng: 26/09/2024

36/2017/TT-BGDĐT

THÔNG BÁO Công khai thông tin chất lượng giáo dục thực tế của trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông, năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 11/07/2024

18/2023/TT-BGDĐT

PHỤ LỤC TIÊU CHÍ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Thời gian đăng: 11/06/2024

Mẫu 10

Công khai thông tin chất lượng giáo dục thực tế của trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông, năm học 2023-2024

Thời gian đăng: 07/08/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,689
  • Tháng hiện tại23,690
  • Tổng lượt truy cập4,122,056

Đối tác

RES

bộ giáo dục đào tạo

317logo sgd 0376

Trang thông tin điện tử quận Ba Đình - TP Hà Nội

flash violet

violympiclogo

Tạp chí thủ đô

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây